Học Kinh tế, đi làm Marketing có được không?

Thực tế, không có ai “sinh ra để làm truyền thông” đâu, mình còn nhiều tính cách còn thiếu và phải tự trau dồi bổ sung. Thế nhưng kinh nghiệm cũng chiếm tới 40-50% sự nghiệp mà, mình có thể “pick” những mảng kinh nghiệm nào hợp với tính cách của mình, sau đó tự định hướng tiếp cho bản thân làm mảng nào thì phát huy được năng lực bẩm sinh.

Mình học khoa Kinh tế Đối ngoại (International Economics) của Đại học Ngoại Thương FTU cơ sở Hà Nội, lúc thi vào thấy điểm cao với “ngành hot” thì đăng ký chứ học mới biết thực chất nó là ngành Xuất nhập khẩu đấy ạ. Syllabus của trường Ngoại Thương năm 2010 mình học đủ các môn liên quan đến Xuất - Nhập khẩu:  Chính sách thương mại, Quan hệ quốc tế, Giao dịch thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Logistics, Nghiệp vụ hải quan, Thuế… Hồi đó mình cứ nghĩ những cái này sẽ chỉ hợp với các bạn làm cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu kinh tế, hoặc thực chiến hơn thì làm ở cảng, hải quan, xuất khẩu… Chưa kể các môn thiên về Toán cũng khá nặng (Toán cao cấp 1, 2 rất khó, Xác suất thống kê, Accounting, Tài chính doanh nghiệp), song song với đó mình lại bén duyên với Truyền thông PR nên đi làm ở ngoài nhiều hơn học ở trường, vì lúc đó nghĩ “Học Kinh tế thì chẳng liên quan gì đến Truyền thông cả”.

Đến bây giờ, sau 13 năm làm ngành Marketing truyền thông thì mình mới thấy những gì mình được học ở trường đại học cũng không phải là quá không liên quan đâu. Bởi thực chất học Kinh tế chính là học các mối quan hệ trong quá trình triển khai hoạt động kinh tế thương mại: mối quan hệ giữa tổ chức - tổ chức, cá nhân - cá nhân, giữa tổ chức - khách hàng, cộng đồng… Nghe rất giống việc xây dựng và quản trị các mối quan hệ của ngành Marketing phải không ạ? Về các môn học, các lý thuyết trong môn Kinh tế vĩ mô - vi mô giúp mình tư duy logic hơn khi phân tích ngành, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Kinh tế học tài chính shape cho mình thói quen nghĩ đến Cost Effectiveness (Tính hiệu quả về kinh tế) và lên kế hoạch theo Goal-Oriented và Cost per action. Môn Đàm phán quốc tế hướng mình nghĩ đến Customer-Centricity (Hướng khách hàng) trong xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand Image). Các môn Kinh tế phát triển, Kinh tế công cộng và Kinh tế môi trường tạo nền tảng khi nghĩ xa hơn (Visionary) khi làm kế hoạch Marketing cũng như xây dựng CSR (trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp).

Thực tế, không có ai “sinh ra để làm truyền thông” đâu, mình còn nhiều tính cách còn thiếu và phải tự trau dồi bổ sung. Thế nhưng kinh nghiệm cũng chiếm tới 40-50% sự nghiệp mà, mình có thể “pick” những mảng kinh nghiệm nào hợp với tính cách của mình, sau đó tự định hướng tiếp cho bản thân làm mảng nào thì phát huy được năng lực bẩm sinh.

Ví dụ: Personality của Ngọc phù hợp với làm Quản lý dự án/ vận hành/ chuỗi cung ứng, nhưng mình thích viết và viết tốt, có khả năng sáng tạo, sản xuất sản phẩm creative media. “Mix” nó lại với nhau, mình thấy mình hợp nhất với việc lên chiến lược và quản lý cả chiến dịch truyền thông tổng thể trong ngắn hạn & dài hạn, tracking báo cáo, đo lường giúp tối ưu hóa hiệu quả 1 campaign, phối hợp vận hành các bên agency. Đồng thời mình vẫn có thể tham gia sâu vào quá trình creative, sản xuất nội dung và lên ý tưởng sáng tạo. OK quá chứ đúng không?

Vậy trả lời câu hỏi đầu tiên: Học Kinh tế làm Marketing được không? Thật ra học gì làm Marketing cũng được, và học Kinh tế ra thì làm gì cũng được. Mình rất tâm đắc với một lời khuyên trong sách: “Hãy trở thành một chuyên gia (specialized) trong lĩnh vực của mình để công việc của bạn không thể được thuê ngoài (outsourced) từ bất kỳ bên nào khác.” Không ai sinh ra là hoàn hảo, cũng không ai sinh ra là để làm ngành này ngành kia. Cái gì mình chưa giỏi thì cố gắng học hỏi và rèn luyện, làm sao ngày mai mình tốt hơn ngày hôm nay là OK phải không các bạn?

P.S: Các bạn sinh viên ngành Kinh tế muốn tìm hiểu cơ hội làm việc sau tốt nghiệp có thể tìm mua cuốn "Ngành kinh tế có gì?" của Spiderum. Gọi là sách hướng nghiệp nhưng toàn bài viết của những người làm 5-20 năm trong ngành kinh tế, là các anh chị làm đầu tư, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, tư vấn quản trị… nói chung là liên quan đến Kinh tế chia sẻ về ngành của họ. Rất hay các bạn nhé.

Ngoc Dang

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết