Tổng hợp sách hay về Marketing trong 1 thập kỷ

Tính từ năm 2007 mình bắt đầu viết bài cho báo Hoa Học Trò, đến nay là tròn 13 năm mình làm trong lĩnh vực truyền thông từ đủ các mảng: báo chí, viết sách, showbiz, xây dựng thương hiệu, truyền thông doanh nghiệp. Mình không học ngành PR chính thống nên tất cả kiến thức marketing có được là qua làm việc thực tế và đọc hết chỗ sách này đây.

Bài viết này Ngọc đăng đầu năm 2021, hiện tại bài viết có 456 lượt chia sẻ trên Facebook. Bài viết dài, các bạn yêu thích và có tìm hiểu sâu về truyền thông thì đọc nhé.

Tính từ năm 2007 mình bắt đầu viết bài cho báo Hoa Học Trò, đến nay là tròn 13 năm mình làm trong lĩnh vực truyền thông từ đủ các mảng: báo chí, viết sách, showbiz, xây dựng thương hiệu, truyền thông doanh nghiệp. Mình không học ngành PR chính thống nên tất cả kiến thức marketing có được là qua làm việc thực tế và đọc hết chỗ sách này đây.

Cuốn đầu tiên mình đọc về truyền thông là “Confession of an Advertising Man” (published 2011) của bậc thầy quảng cáo David Ogilvy, cho tới giờ mình vẫn luôn ưa thích phong cách viết quảng cáo sáng tạo và đẳng cấp của Ogilvy cũng như ám ảnh với phương châm của ông: “Không bán được hàng thì nên giải nghệ” (We Sell or Else). Nếu như phương Tây có Ogilvy thì phong cách truyền thông Nhật Bản lại đặc trưng cho châu Á, cuốn “Cách của Dentsu” (xb 2014) giới thiệu về Cross Communication và mô hình chuyển đổi từ AIDMA (Attention tới Action) sang AISAS (sau Action là Share) rất nổi tiếng giai đoạn 2014. Dentsu cũng giới thiệu sơ đồ Điểm tiếp xúc (Customer Contact Point), chính là cơ sở của lý thuyết về Customer Centricity rầm rộ sau này. Nói đến Hướng khách hàng, mình thích cuốn “Starbucked” (published 2007) với company’s mantra “Wherever you go, Starbuck goes” lí giải tại sao 1 thương hiệu F&B lại được yêu thích như một người bạn đến vậy (ở VN các bạn có thể tìm đọc cuốn “Dốc hết trái tim”).

Xu hướng truyền thông cũng thay đổi rất nhanh theo thời đại. Tại Việt Nam mọi người bắt đầu nói về quảng cáo trên internet từ năm 2006, booking online trên các trang tin điện tử nhiều hơn vào 2010 và bùng nổ với sự phát triển của Facebook & Instagram giai đoạn 2012-2013. Nếu ở “Cẩm nang truyền thông B2B” (xb 2013) vẫn còn đề cập đến email, ebook, newsletter và blog như kênh truyền thông chủ đạo của các doanh nghiệp, thì tới 2016, “Quản trị thương hiệu trực tuyến” (Facebook, Instagram, SEM/SEO, Twitter, LinkedIn...) đã là must-have với tất cả marketer và brand. Theo Forbes Vietnam số tháng 12/2020, Việt Nam có 65 triệu người đang hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, tức là 2/3 dân số nước mình đang “sống online”, hello?

Thương hiệu cá nhân (Personal Branding) cũng là từ khoá quan trọng, nổi lên từ giai đoạn 2012 với các “hot boy hot girl” trên Kênh 14, sau đó chuyển dịch sang các nền tảng mạng xã hội khi influencer/KOLs (người có sức ảnh hưởng) tự sáng tạo ra nội dung đăng trên kênh của họ mà vẫn thu hút lượng view không kém gì bài đăng trên báo chí, thậm chí còn vượt trội với lượng like đến vài trăm nghìn. Mình rất may mắn được là người trải nghiệm “làn sóng” đầu tiên của influencer Việt với việc quản lý cho em Chi Pu (gđ 2012-2014), từ build fanpage, Instagram, PR báo chí, xây dựng những bộ ảnh đầu tiên... Tài năng và nỗ lực của em là điều không phải bàn nhưng phải đến 50% lí do thương hiệu của Chi trở thành IT girl số 1 Việt Nam là vì may mắn rơi đúng vào “điểm rơi” xu hướng của thời đại.

Năm 2015, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ với làn sóng của Lazada, Zalora, sau đó là Tiki, Shopee, rồi mảng logistics với Grab, Uber, Gojek, Be... Việc các nhãn hàng đổ rất nhiều tiền vào quảng cáo online, thuê người nổi tiếng làm đại sứ, thuê KOLs... khiến cho toàn bộ ngành truyền thông sục sôi và khắp nơi người người làm thương hiệu cá nhân, làm vlog, blog, swatch mỹ phẩm, review nhà hàng cafe, review du lịch... Cho tới thời điểm 2020 đã có những nhãn hàng ra mắt sản phẩm chỉ với event mời hàng chục KOLs đến mà không cần đổ quá nhiều tiền cho báo chí và các kênh khác. Mình dự đoán KOLs/influencers vẫn sẽ còn rầm rộ khoảng 2 năm nữa trước khi thoái trào và 1 xu hướng khác sẽ lên ngôi. Những vlogger nhảm sẽ biến mất, chỉ còn lại những tên tuổi uy tín với content chất lượng và có chiều sâu, phát triển thành chuyên gia (guru) trên chính các kênh của họ. Một số brand tiên phong sẽ bắt đầu chuyển sang user-generated content (UGC) - content được tạo ra từ chính khách hàng thật thay vì thuê KOLs chụp những tấm ảnh chỉnh sửa filter và được set up sẵn quá lộ liễu.

Vậy #Trend2021 sẽ là gì? Dịch bệnh sẽ đi qua, con người cần được xoa dịu - bằng các dự án, chiến dịch Brands to Humanize, cần được giải toả và chữa lành - bằng các Therapy và campaign chia sẻ theo nhóm nhỏ (không ai đi EDM festival để được chữa lành cả). Các doanh nghiệp cần được kết nối để tăng trưởng - bằng các hoạt động Networking, Co-Brand để tạo nên những chiến dịch cộng đồng có sức lan toả (ví dụ như giải chạy của VPBank, Techcombank). Và đừng quên Công nghệ #Technology 4.0: AI, VR/AR. Hôm trước cậu em mình ở Úc đã gửi cho xem video bức tường nhà thờ ở Brisbane chiếu 3D mapping lộng lẫy đón Noel để truyền đi những thông điệp tích cực, an lành (và of course, dưới sự tài trợ của 1 công ty xổ số). Các bạn làm marketer hãy bám theo các sự kiện thời đại và tiên đoán trước các xu hướng để quảng bá cho thương hiệu của mình nhé.

Nhưng làm gì thì làm, nói cho cùng “Marketing giỏi phải kiếm được tiền” (xuất bản năm 2019). Lời dạy “Sell or Else” của thầy David Ogilvy vẫn luôn luôn đúng, và người làm truyền thông marketing tài ba là người bán được hàng, tăng doanh thu chứ không phải là tạo ra chiến dịch cảm động hay set quảng cáo với giá rẻ. Ngành marketing thú vị là thế nhưng cũng bạc là thế, bạn có thể plan chiến dịch rất cao siêu và viết những bài rất hoành tráng, nhưng có khi không được đánh giá cao bằng người livestream chốt đơn 200 triệu/tối. Nó challenging mà, nên đã mê thì vẫn mê thôi Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về marketing trên cơ sở tài chính, có thể tham khảo cuốn “Tiếp thị mở đường tăng trưởng” của Philip Kotler (xuất bản năm 2014) hướng dẫn kĩ hơn về tăng thị phần, giảm chi phí và tái hoạch định chiến lược marketing dựa trên các xu hướng toàn cầu.

Vậy là kết thúc 1 thập kỷ tưng bừng của Digital Marketing và truyền thông đa phương tiện. Sang năm 2021, mình sẽ tiếp tục nghiên cứu các đề tài mới về Lean Branding (Truyền thông tinh gọn, xuất bản năm 2018, cuốn này đọc rồi nhưng sẽ phải đọc lại vì hay quá và còn nhiều thứ để phát triển từ nó quá) và xu hướng truyền thông xoay quanh công nghệ. Có gì hay ho sẽ tiếp tục chia sẻ cho các bạn. Please feel free to “share it forward” and credit my name nhé.

Ngọc Đặng

 

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết