QUY TẮC "PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 12 TIẾNG MỘT NGÀY"

Bài viết này là câu trả lời cho các câu hỏi của các bạn trẻ: "Làm thế nào để vào công ty top?", "Làm thế nào để em giỏi hơn?",... và có thể là, "Làm thế nào để em thành công?"!

"Anh ơi, làm thế nào để vào công ty top?"
"Anh ơi, làm thế nào để em giỏi lên?"
"Anh ơi, làm thế nào để em quản lý thời gian tốt hơn?"
"Anh ơi, làm thế nào để em giao tiếp tốt hơn?"

Anh báo trước, là bài này sẽ dài. Nhưng nếu có bạn nào hỏi anh làm thế nào để cho em xác suất cao nhất để vào P&G/Google (hoặc nhg cái tên tương tự), hoặc là thành công, giỏi, kiếm nhiều tiền hơn, thì đây có lẽ là câu trả lời duy nhất mà anh sẽ dành thời gian để giải thích cho bạn đó.

Các bạn, các cô chú, các anh chị nếu thấy bài này hay xin hãy chia sẻ cho các bạn trẻ mình quen biết. Cá nhân mình nghĩ bài viết này có một thông điệp quan trọng, rõ ràng và được trình bày tới nơi tới chốn cho nhiều bạn trẻ tiếp cận.

Đầu tiên, để anh kể một câu chuyện (có thật) nhé.
Ngày xửa ngày xưa, khi nghiên cứu 30,000 nhân viên chăm sóc khách hàng, người ta đã phát hiện ra các bạn nhân viên sử dụng Chrome và Firefox làm việc tận tâm hơn, lấy lòng khách nhanh hơn và yêu nghề hơn các bạn sử dụng Internet Explorer và Safari. Bài học thì đơn giản thôi, và không phải là sẽ bắt buộc các nhân viên hãy cài Chrome và Firefox =)))). Bài học ở đây là, các bạn sử dụng Chrome hoặc Firefox thường là sẽ tháo vát và chủ động hơn một tí, và hai tính đó thể hiện qua chuyện thay vì chấp nhận cái trình duyệt sẵn có thì sẽ bấm thêm mấy cái và ngồi cài một cái trình duyệt ok hơn. Như vậy, doanh nghiệp nên cần hướng tới thuê cái -dạng người- mà sẽ chủ động dùng Chrome & Firefox.

Nếu thay cái trình duyệt Chrome và Firefox thành “kỹ năng lãnh đạo”, “kỹ năng giao tiếp”, “kỹ năng đội nhóm”, “kỹ năng giải case”, “kỹ năng giải quyết vấn đề”, “kỹ năng xử lý số liệu” etc. chúng ta sẽ trở về các câu trả lời mà anh cho là bề nổi cho việc “Anh ơi làm thế nào để vào được công ty top / thành công / kiếm tiền?”. Mấy cái trên biết là tốt, nhưng nó hơi bề nổi, và chỉ cụ thể hóa biểu hiện và hành vi chứ không trả lời được cho câu hỏi “Làm thế nào?”. 

Vậy làm thế nào để trở thành cái -dạng người- lãnh đạo tốt, giao tiếp tốt, đội nhóm tốt và học tập tốt?
Câu trả lời đơn giản chỉ là: 
“Phát triển bản thân 12 tiếng phát một ngày, mỗi ngày (thường, hihi)." 

Quy tắc này có phần giống với một quy tắc về 10,000 giờ để thành một chuyên gia world-class, nhưng nó còn cụ thể hơn từ nhiều khía cạnh, và giúp em operationalize - vận hành hàng ngày. Nhu cầu học tập và làm việc hiện đại tạo ra nhu cầu khiến bạn bắt buộc phải đầu tư và hoàn thành tốt nhiều mảng một cách song song, chứ không phải cứ tích tụ một lượng tiếng là thành.

Tại sao nếu em đảm bảo 12 tiếng 1 ngày, em sẽ trở thành cái -dạng người- biết nhiều hơn, giỏi hơn và thành công hơn?
Thứ không, trước cả thứ nhất - this is a fact. Nhìn chung, theo nhiều nghiên cứu khác nhau trong nhiều môi trường từ học tập, quân đội cho tới nơi công sở - sự cần cù / chăm chỉ là yếu tố lớn thứ hai quyết định sự thành công. Lớn nhất, là general cognitive ability (IQ), và đây là lí do khiến các công việc hàng đầu đều có đánh giá ứng viên hai tiêu chí này bằng nhiều cách, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Và nếu em vừa IQ cao vừa chăm chỉ thì ai chơi lại em bây giờ?

Thứ nhất, “12 tiếng phát triển bản thân mỗi ngày" là một miêu tả, nhưng tư duy đằng sau đó là “đầu tư nhiều thời gian để phát triển bản thân (thể chất + tinh thần) bằng mọi cơ hội, mọi lúc mọi nơi, ở một cường độ cao nhưng hợp sức để em có thể duy trì lâu dài”. Trên con đường đạt tới “12 tiếng một ngày”, em sẽ tập được nhiều thói quen tốt như đạo đức làm việc cao, khả năng tập trung suy nghĩ, khả năng kiên trì khi gặp khó khăn, và quan trọng nhất - khả năng vượt qua cám dỗ tức thời (instant gratifications) để đạt được tương lai tươi sáng (long-term happiness). Đây đều là những điều tốt để phục vụ học tập và công việc sau này. 

“12 tiếng một ngày” cũng sẽ cho em nhiều cơ hội thử nghiệm để hiểu bản thân, để “sai” và để tái định hướng cho tới khi tìm được con đường phù hợp. Từ hồi cấp 3, khi các bạn xung quanh học 4-5 môn, thì anh đã học thêm 2 môn nâng cao về chất bán dẫn và nghiên cứu vật liệu từ ở NTU / NUS. 2 môn này cho anh thêm cái nhìn về ngành khoa học cơ bản và cuộc sống nghiên cứu sau này, khiến anh quay xe ngay sang quản trị kinh doanh cho nó hợp với bản thân hơn.

Thứ hai, trong môi trường đại học các hoạt động sẽ có một thứ tự “ưu tiên” giống kiểu “maslow hierarchy of needs”. Ở dưới cùng, là căn bản nhưng quan trọng nhất, là học giỏi. Về kỹ năng, nó thể hiện sự chọn ngành tốt, nghe tốt, đọc tốt, hiểu tốt, viết tốt, thuyết trình tốt. Về xã hội, học giỏi sẽ cho em sự tự tin về bản thân, tự hào của gia đình, nể nang từ bạn bè và hấp dẫn nhà tuyển dụng. Thứ hai là các hoạt động ngoại khóa hoặc lãnh đạo tổ chức. Về kỹ năng, nó thể hiện khả năng giao tiếp, khả năng quản lý dự án và thời gian. Về xã hội, nó thể hiện “quyền lực mềm” mà em có lên những người xung quanh. Thứ ba ở trên cùng, là những việc em làm để phát triển các kỹ năng nâng cao, dự án đam mê cá nhân, đi networking, có các session hướng nghiệp, coaching & mentoring các thứ. Nếu em làm các việc tầng dưới không tốt hoặc không đầy đủ, cảm giác bản thân sẽ thiếu chắc chắn và giá trị các việc tầng trên sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Ngược lại, để phát triển tốt, toàn diện và cạnh tranh ở các môi trường “top”, em cần làm đủ cả 3 tầng này – và tổng sẽ mất khoảng 12 tiếng mỗi ngày.

Thứ ba, sẽ có những khoảng thời gian việc học / làm hay kể cả viêc clb mà “xã hội giao phó” sẽ không lấp đầy 12 tiếng một ngày. Để đạt được “KPI” là “phát triển 12 tiếng 1 ngày” em sẽ tập được sự nhận thức rằng phát triển bản thân là sự nghiệp “của tôi, do tôi, và vì tôi”, và theo ngôn ngữ của thầy Huấn Hoa Hồng, là không phụ thuộc vào bố con nhà thằng nào cả =)))). Trong cuộc sống tương lai sau này, không có công ty, tổ chức hay người thầy nào sẽ phục vụ hoàn hảo cho nhu cầu của em, và em sẽ phải học cách lấy những mảnh ghép từ khắp nơi để lắp thành một cánh buồm cho mình để tiến về phía trước. Việc có tư duy chủ động lên kế hoạch học cũng giúp em tránh tâm lý bầy đàn, và cân nhắc đánh giá trước khi bị cuốn vào những việc 'phong trào' như đi giải case hay các khoá học nhiều triệu bạc.

Thứ tư, khi đi học cũng như trong công việc, nhất là ở những ngành/công ty càng top (investment banking, management consulting, brand management, law hay top tech firms etc.) sẽ càng xuất hiện nhiều các giai đoạn cao độ khiến em phải vận hành ở hiệu suất cao 12 tiếng mỗi ngày (khi đi học có thể là 3 projects, 2 dự án clb và 3 cái test đổ vào 1 tuần chẳng hạn). Nếu đã quen 12 tiếng một ngày, em sẽ giữ vững được tốc độ làm việc, độ sâu của tư duy và hạn chế được việc bản thân sẽ bị stress dưới áp lực về thời gian.

Thứ năm, trong 12 tiếng 1 ngày đó em sẽ có thời gian 1 tiếng ít nhất để phát triển thể lực. Để sức khỏe và sống lâu ok fine ai cũng biết. Điều quan trọng hơn, là thể dục thường xuyên sẽ giúp em phát triển và giữ được khả năng vận hành của não. Như trên đề cập, yếu tố quan trọng nhất tiên đoán thu nhập/sự thành công của một cá nhân chính là IQ – giữ được sự nhanh nhẹn cho não bộ sẽ là một cách tốt để em vươn lên trong học tập và công việc.

Còn bây giờ, chúng ta hãy bàn một chút xây dựng thói quen này thế nào nhé. Nếu có điều gì em cảm thấy bất cập, em hãy chủ động chỉnh lại cho phù hợp với bản thân.
Bước 1: Định hình đích đến: Trong môi trường đại học, anh nghĩ 7 tiếng học, 3 tiếng sinh hoạt clb và 2 tiếng thể dục/phát triển kỹ năng cá nhân là đủ hợp lý. Học 7 tiếng mỗi ngày là một khoảng thời gian tương đối đủ để đọc trước bài + nghe giảng tập trung + làm bài tập về nhà + làm việc nhóm + làm assignment cá nhân tốt.

Bước 2: Bắt đầu với việc chinh phục được mốc “9 tiếng 1 ngày”. Anh recommend là e hãy tập 7 tiếng học + 1 tiếng clb + 1 tiếng thể dục/phát triển kỹ năng cá nhân mỗi ngày. Anh nghĩ học tập là cách tập cho mình nhiều thói quen tốt nhất, và nếu chuyện học được xử lý tốt và nề nếp, em có thể an tâm và tự tin đi làm những cái khác.

7 tiếng học –  Nguyên lý của việc thay đổi thói quen, là bắt đầu từ ranh giới của comfort zone và sẽ nhích ra dần dần. Có hẳn video 1 tiếng cực hay cực cô đọng dạy phương pháp, anh post lại ở đây.
1 tiếng clb thì tùy chọn, khi bắt đầu thì có thể chọn một chỗ làm vì đam mê thì tốt, vì nó sẽ khiến quá trình “9 tiếng 1 ngày” của em dễ thở hơn.
1 tiếng thể dục – em có thể chạy, bơi, nhảy, múa cột gì cũng được. Tip của anh là em có thể đi gym, chạy hoặc đi bộ, vì những lúc như thế mình có thể đeo tai nghe để tìm hiểu về 1 chủ đề nào đó mà mình thích – 1 công đôi việc. Các mẫu video 1 tiếng thì anh có post vài cái trên tường anh, em có thể tham khảo. Anh khuyến khích học bằng tiếng Anh, vì kiến thức hay anh cảm thấy hay hơn, cô đọng hơn và đầy đủ hơn tiếng Việt trong nhiều vấn đề.

Bước 3: Nâng cấp các hoạt động ngoại khóa từ 1 lên 3 tiếng mỗi ngày – đây thường là bước em từ thành viên lên làm cán bộ / chủ tịch, hoặc tham gia thêm các dự án / sự kiện cỡ lớn hơn. Nâng cấp việc thể dục và phát triển kỹ năng từ 1 lên 2 tiếng mỗi ngày, đây là lúc em có thể thêm các khóa học kỹ năng bên ngoài, kết giao xây dựng các mối quan hệ công việc hoặc bắt đầu một dự án cá nhân.

Vậy là xong rồi. Anh hy vọng, trên con đường tìm đến “phát triển bản thân 12 tiếng mỗi ngày”, em sẽ khám phá ra nhiều thứ về bản thân, cuộc sống, có nhiều trải nghiệm thú vị và học được nhiều điều bổ ích.
Hihi và kiếm được nhìu tiền nữa. 
Vậy hoy nhé - các bạn có nhu cầu book personal coaching thì có thể kết nối với anh tại đây, hoặc muốn hợp tác cần trợ giúp về diễn giả có thể tham khảo pinned post trên tường mình.
Chào thân ái!

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết