IKIGAI CỦA MỖI NGƯỜI VÀ KIM CHỈ NAM CUỘC SỐNG

Trong đời, ai cũng có ít nhất một mục đích, mục tiêu mà bản thân luôn nỗ lực để chạm tới. Nói lớn hơn thì đó là lý tưởng sống - "ikigai". Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng luận bàn về Lý tưởng sống - làm thế nào để tìm ra "ikigai", kim chỉ nam cuộc sống của mỗi người.

 

Chào các bạn. Mình tên là Thảo, cựu MT Prudential và đang học thạc sĩ ngành International Business tại Thuỵ Sĩ.

Các bạn có thể tìm profile của mình tại https://www.linkedin.com/in/thaonguyenthanh hoặc kết nối với mình trên Mentori tại đây. Rất mong được kết nối với thật nhiều bạn.

Vì đã từng trải qua quãng thời gian sinh viên, cố gắng thử mọi công việc, mọi cuộc thi, mình hiểu rằng khủng hoảng khi học đại học và mới ra trường có thể ảnh hưởng tới định hướng của các bạn sinh viên như thế nào. Mình có viết bài này trên facebook cá nhân và được anh Tien Nguyen khuyến khích mình đăng lên group cho các bạn cùng đọc. Bài viết dưới đây là trên quan điểm cá nhân của mình, mình rất welcome các bạn bình luận và phản biện nếu muốn. Chúc các bạn đọc vui!

IKIGAI - Lý tưởng sống nằm ở đâu?

Dạo này mình đi học phải viết rất là nhiều, tự dưng thấy dần dần mình cũng... bớt sợ viết. Tình cờ qua lần đi chia sẻ gần đây, có vài bạn đã bảo mình làm kênh youtube để chia sẻ cho mọi người. Mình thì lười, kênh youtube chả biết bao giờ mới làm được, nhưng chắc chắn là mình thích chia sẻ. Hồi trước thì mình ngại chia sẻ, bởi nghĩ mình chưa giỏi bằng ai (giờ vẫn thế), và sợ viết ra chẳng ai đọc. Nhưng giờ mình nhận ra rằng viết trước tiên là cho bản thân mình, để tự nhìn nhận và rút ra sợi dây kinh nghiệm. Sau đó mới là để chia sẻ cho bạn bè xung quanh biết về mình, con người và quan điểm sống của mình. Nhỡ đâu có ai đang lạc ở đâu đó, va vào mình, lại thành ra được lạc cùng nhau cho vui.

Để bắt đầu thì mình sẽ viết về IKIGAI, một concept khá là quen thuộc với nhiều người:

1. IKIGAI là gì?

IKIGAI là một từ Nhật, "iki" nghĩa là "để sống" và "gai" là lí do, túm lại là lí do để sống. Nó có nghĩa đen tương tự như raison d'être trong tiếng Pháp vậy.

Thế nhưng mình không phải nhà ngôn ngữ học. IKIGAI mình muốn nói tới trong bài là một concept được nhà tâm lý học Mieko Kamiya nhắc tới trong cuốn sách "On the Meaning of Life" năm 1966. Sau đó được hệ thống theo mô hình 4 vòng tròn qua cuốn "Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life" của tác giả Francesc M. và Hector G. Túm gọn thì concept này nói tới việc: IKIGAI (lý do để sống) của bạn nằm ở điểm giao nhau của 4 vòng tròn: Việc bạn thích làm, việc xã hội cần, việc mang lại thu nhập, và việc bạn giỏi - làm tốt.

2. Tại sao phải kiếm IKIGAI?

Không ít lần có những bạn bằng tuổi và nhỏ hơn mình một hai tuổi nhắn mình rằng các bạn cảm thấy thật là lạc trôi. Mình còn lạc trôi bạn ôi đó là chuyện bình thường... Con người là một cá thể luôn luôn thay đổi và điều duy nhất không đổi đó là sự đổi thay. Hôm nay bạn thích cái này mai bạn thích cái kia đó là chuyện bình thường. Hôm nay học cái này mai ra làm thấy ôi hóa ra mình không hợp cũng là chuyện bình thường luôn.

Nhưng khi đã có một IKIGAI - nó trở thành kim chỉ nam khiến hành động của bạn được "điều hướng", tức là bạn không còn lạc trôi vô định nữa. Mà nếu bạn có lạc trôi, thì tức là bạn chọn thế, để có thời gian nhìn nhận và suy ngẫm thấu đáo, rồi đưa ra những quyết định hợp lý hơn.

3. Làm sao để tìm - à không - làm sao để TẠO ra IKIGAI?

Trong cuốn sách về IKIGAI, tác giả sẽ nói về việc làm sao để tìm ra IKIGAI của mình (một cuốn sách self-help chính hiệu) bằng những tips để nhận ra rằng IKIGAI nằm ngay trong cuộc sống của mỗi người.

Tuy nhiên, góc nhìn của mình có phần đa chiều hơn một chút: Nếu như chúng ta MỞ RỘNG IKIGAI của chính mình?
Nếu như chúng ta cùng mở rộng tất cả các vòng tròn, để điểm giao thoa trở nên lớn hơn (và lý do sống nhiều hơn chăng?)

Mở rộng điều mình yêu thích

Chẳng bao giờ là phí hoài nếu mình dành thời gian học thêm một ngoại ngữ, học đàn, yoga, hoặc bất kỳ một lĩnh vực nào ngoài sở trường và những thứ mình tiếp cận từ trước tới giờ. Từ nhỏ mẹ đã cho mình học rất nhiều môn năng khiếu, chủ yếu là để đánh thức năng khiếu từ nhỏ. Sau này vì học văn hóa nên mình bỏ dở các môn năng khiếu này, nhưng vẫn còn giữ lại một vài môn mà mình thích, đó là vẽ, và đàn hát, gần đây thì có thêm cả nấu ăn. Việc có nhiều sở thích giúp mình tư duy nhiều chiều và cân bằng giữa não trái - não phải khi ra quyết định.

Mở rộng điều mình làm tốt

Mình tin rằng một người tài năng thì luôn có tài trong bất cứ lĩnh vực nào họ làm. Bởi thứ tạo nên thành công của con người, chủ yếu nằm từ thái độ và kỹ năng, những điều có thể áp dụng bất cứ đâu. Mình học về HR, làm về HR, có một công việc tốt và kiến thức chuyên môn ổn. Thế nhưng mình đã dừng lại và quyết định đi học vì nhận ra rằng mình thích cả những lĩnh vực khác về business nữa. Mình nhận ra điều này thông qua những cuộc thi giải case yêu cầu kiến thức ngành rộng và năng lực giải quyết vấn đề nhiều hơn là kiến thức chuyên môn về ngành HR mà mình đã học. Mình muốn học thêm và quay trở về đóng góp nhiều hơn cho HR (bằng góc nhìn của một người làm business), hoặc có thể là làm một công việc khác chăng? Ngoài ra, mình còn đang học thêm về Data Analytics, đơn giản vì mình thích học toán. Và nhỡ đâu sau này mình lại có thể áp dụng nó vào công việc.

Mở rộng những việc mang lại thu nhập

Đa dạng hóa nguồn thu nhập là điều mà ai ai cũng nhắc tới, nhưng đa dạng hóa thu nhập đến từ công việc mình yêu thích, đam mê lại không hề dễ chút nào. Quỹ thời gian của con người có hạn và mở rộng nguồn thu nhập để nuôi và phát triển ước mơ là một điều thật khó. Mình có chia sẻ rằng hồi đi học đại học mình từng có một "quỹ networking" là số tiền mình bỏ ra hàng tháng để duy trì việc network với bạn bè và học hỏi thông qua trao đổi, hoặc đi làm dự án xã hội (hồi đó chủ yếu là tốn tiền đi cafe họp hành với AIESEC). Nguồn chi này sau này trở thành nguồn thu khi mình biến những mối quan hệ đó thành mối quan hệ đối tác lâu dài và những kỹ năng mình từng học được trở thành kỹ năng "sống còn" trong corp life.

Mở rộng những việc mình làm có ích cho xã hội

Phải nói rằng mình đang thực hiện điều số 4 này dù chưa biết nó có thực sự có ích cho xã hội hay không (bằng cách đi chia sẻ nè). Nhưng cứ thử thôi, nếu như không thì cũng chẳng sao mà có thì... chúc mừng mình vừa mở rộng vòng tròn số 4 của mình rồi!

Hôm nay mình học được một concept trong Centered Leadership từ sự kiện Next Generation Women Leaders của McKinsey, rằng: Hạnh phúc được tạo bởi 40% Pesonal Set Point (góc nhìn của bạn), 10% Conditions of your life (điều kiện sống) và 50% là Voluntary activities (việc làm tự nguyện - dịch nôm na tạm vậy). Và cách nhanh nhất để trở nên hạnh phúc là làm cho những người xung quanh mình cũng trở nên hạnh phúc.

Điều mình làm có ích cho xã hội góp phần vào IKIGAI nhiều hơn mình nghĩ. Những chiếc "danh hão" sẽ phai mờ theo thời gian, nhưng những giá trị để lại để tồn tại lâu dài và tiếp nối mai sau.

Kết lại

IKIGAI có thể nằm ở đâu đó mà mình chưa nhận ra, nhưng việc mở rộng từng vòng tròn một thì không bao giờ thừa. Một khi những vòng tròn đủ rộng để "điểm giao thoa" cũng đủ rộng, IKIGAI sẽ hiện ra như một điều hiển nhiên luôn nằm ở đó bấy lâu. Vậy là ơ rê ka lý do để sống của ta đây rồi, cộng thêm một chút may mắn nữa thì có khi mình sống tới hơn 100 tuổi như người Nhật ở đảo Okinawa chứ chẳng chơi!

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÔNG VIỆC YÊU THÍCH CỦA MÌNH, HÃY THỬ TỰ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU NHÉ!

ĐẠI HỌC ĐÃ DẠY MÌNH ĐIỀU GÌ?

CHUYỆN HỌC ĐẠI HỌC

CHƯA RÕ VỀ NGÀNH, VỀ NGHỀ HỌC QUA ĐÂU LÀ NHANH NHẤT?

CHÚNG TA CHƯA CÓ GÌ ĐỂ MẤT CẢ, SAO KHÔNG THỬ?

TRONG CUỘC SỐNG, AI CŨNG CÓ MỘT "MÀU" RIÊNG

TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?

LẠC LỐI GIỮA NHỮNG LỰA CHỌN, LÀM SAO TÌM ĐƯỢC LỐI RA?

TRONG ĐỜI AI CŨNG CẦN CÓ MỘT MENTOR

EVERYONE HAS THEIR OWN TALENTS

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Lại Tuấn Khang
Lại Tuấn Khang

2022-02-05 18:27:18

Bài viết rất hay ạ