Công thức XÂY DỰNG BỘ HỒ SƠ CÁ NHÂN trong suốt 4 năm ĐH.

Học đại học.

(1) HÃY GIÀNH LẤY HỌC BỔNG BẤT KÌ.
 
Mà không phải 1 nhé, có thể là 2, là 3 học bổng trở lên cùng lúc ấy.
 
---
Trong một buổi tư vấn cho sinh viên (Mentee), mình đã nhắc đến chi tiết này. Trong CV có mục học bổng, em không thể bỏ trống được, em hãy giành lấy ít nhất 1 học bổng bất kì.
 
---
Có học bổng trong tay, quá nhiều cái lợi thế:
- Em sẽ không phải lo lắng chuyện tiền bạc, đến nỗi phải lựa chọn công việc “ra tiền ngay” nhưng không phục vụ nhiều cho tương lai (như phục vụ nhà hàng, chạy xe ôm công nghệ...)
- Em có thể chọn các công việc, hoạt động xã hội khác, dành thời gian cho việc học, những thứ trực tiếp phục vụ cho công việc tương lai của em
- Học bổng chứng tỏ em học hành nghiêm túc, kiến thức vững chắc
- Cực kì lợi thế nếu sau này em dự định du học lên cao.
---
 
Vậy học bổng ở đâu ra mà lắm thế? 1 đã hiếm, lại còn đòi 2 với 3?
 
- Trường ĐH nào cũng có học bổng cho sinh viên có GPA theo kì trên 8.0 hoặc 8.5 (chấm theo hệ Mỹ hiện nay chắc là khoảng tương đương 3.5-4.0). Học bổng này đủ để trả toàn bộ học phí. Coi như em được đi học free rồi nè. Khi nộp hồ sơ du học, em nhớ ghi trong CV là “Government scholarship” nhé. Dịch là “Học bổng chính phủ” oai hơn là “University scholarship”, dù bản chất là như nhau, đều do nhà nước chi trả cho em.
 
- Học bổng nhà trường liên kết với các công ty bên ngoài. Ví dụ chị gái mình ngày xưa học ĐH Nông nghiệp, có học bổng của công ty Cargil bán thuốc thú y dành cho SV xuất sắc. Tương tự, trường nào cũng sẽ có liên kết với các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài ở các ngành nghề liên quan, các em phải lùng sục trong website của nhà trường, hoặc forum của trường.
 
- Học bổng liên kết với các trường bạn trên thế giới. Cái này là đặc sản của các trường Ngoại ngữ. Càng ngôn ngữ hiếm thì càng có các chương trình liên kết hay và offer hào phóng. Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Ý, Tiếng Tây Ba Nha, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật...Tiếng Anh Ngoại ngữ, Ngoại Thương cũng đầy. Bạn bè mình rất nhiều người có học bổng ngôn ngữ ngắn hạn và được đi “trao đổi văn hoá” tại nước ngoài trong khoảng 6 tháng – 1 năm theo các chương trình này.
 
- Vẫn là học bổng liên kết của trường với các tổ chức, viện nghiên cứu, ĐH nước ngoài, nhưng của các trường kĩ thuật. Các em có biết, khoa Địa Lý ĐH Khoa học tự nhiên có liên kết với NASA không? Nghĩ đến có chữ NASA trong profile đã thấy lạnh người vì choáng ngợp nhỉ? Đặc biệt, các trường có truyền thống lâu đời như Bách Khoa thì càng nhiều học bổng kĩ thuật, vì đối tác quốc tế rất nhiều.
 
- Học bổng tự do dành cho bất cứ sinh viên nào có thành tích tốt apply. Cái này rất hiếm và ít người biết, các em phải tự lùng sục tìm kiếm mới có.
 
- Học bổng dành cho sinh viên/ học sinh nghèo vượt khó. Các bạn có điều kiện gia đình khó khăn 1 chút chịu khó tìm kiếm, sẽ có rất nhiều học bổng tự do hỗ trợ SV hoàn cảnh khó khăn đấy.
 
- Một loại nữa không phải là học bổng, nhưng là khoản vay từ nhà nước, từ ngân hàng. Cái này cũng rất hay, giúp các em và gia đình giảm gánh nặng kinh tế, mà mình sẽ dành 1 bài riêng để chia sẻ.
 
- Tiếp theo học bổng trong nước, để giành học bổng du học nước ngoài, sẽ là nhiều bí kíp hay ho lắm.
 
Hồi xưa học đại học, mình thấy nhiều người lắm, được “ăn 2 lương”, tức là được 2 học bổng cùng lúc. Vừa học bổng của nhà nước, vừa học bổng bên ngoài. Ủ ôi vui quá, vì luôn rủng rỉnh, nhẹ gánh chuyện kiếm tiền, và được tự do dấn thân trải nghiệm.
 
Mình nghĩ rằng, có “6 tỉ đường đến thành công” (ăn theo cuốn sách “6 tỉ đường đến hạnh phúc” của Stefan Klein), nghĩa là có vô vàn công thức đến với thành công, và hạnh phúc. Cũng có 6 tỉ cách tìm được học bổng. Gợi ý ở đây có thể đã từng phù hợp với những người thành công mình quan sát được, cũng có thể phù hợp với các em, cũng có thể không. Cứ thử nghiệm, chọn lựa, thực hành. Con đường nào cũng sẽ đến đích nếu em dũng cảm dấn thân.
----

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết