TRẢI NGHIỆM ỨNG TUYỂN DELOITTE PASSPORT

"Hằng năm cứ vào đầu thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc thì một mùa tuyển intern mới của Big 4 lại bắt đầu. Là một Trợ lý kiểm toán (Audit Associate) tại Deloitte Việt Nam, mình có vài dòng chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân khi ứng tuyển Deloitte Passport năm 2019, hi vọng có thể tiếp sức cho các bạn thi đợt này bằng những thông tin có ích."

Bài viết là chia sẻ của anh Lâm Vũ Tuấn - Audit Associate tại Deloitte Vietnam.
________________________________
1. Audit có những vòng thi nào?
Năm mình thi (2019), Deloitte có 3 vòng đối với audit intern: vòng đơn, vòng test và vòng phỏng vấn cá nhân.

2. CV có nên viết dài không?
Với CV, lời khuyên của mình là bám sát vào nguyên tắc: ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Ngắn gọn: CV chỉ nên gói trong 1 trang, bố cục rõ ràng, thẳng hàng ngay lối; câu chữ trong CV các bạn nên viết súc tích nhất (nhưng đừng cục súc) có thể nhé, còn nếu có nhiều tâm tư cần gửi gắm (just in case) thì ta có cover letter mà.

Đầy đủ: dù ngắn nhưng CV vẫn phải cho người đọc biết bạn là ai đúng không? Đừng quên các mục cơ bản sau nhé:
- Thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc);
- Học vấn và các chứng chỉ học thuật/nghề nghiệp;
- Kinh nghiệm làm việc và thành tích cá nhân;
- Mục tiêu hướng tới.
Và hãy nhớ thật kĩ, chỉ gửi CV và cover letter bằng file pdf nhé!

3. “Khoe” gì trên CV?
Rất nhiều bạn có thành tích học tập tốt, ngoại khóa sôi nổi, thành tích viết thành từ điển mà CV lại ngắn; nhưng cũng có những bạn “lỡ” không có nhiều điều để viết vào CV; vậy nên lời khuyên chung của mình là:

“Khoe” những gì nổi bật nhất – những gì “to tát” nên được ưu tiên, những gì “xinh xinh” thì có thể cân nhắc;
“Khoe” những gì liên quan nhất – những gì chứng tỏ chuyên môn kế - kiểm, khả năng ngoại ngữ, tin học, khả năng lãnh đạo, thuyết trình của bản thân. Ví dụ: GPA chưa được tốt nhưng pass 9 môn F ACCA thì mạnh dạn viết vào thôi.
“Khoe” những gì chắc chắn nhất vì tới vòng cuối, người phỏng vấn sẽ nhìn CV của bạn để hỏi nên hãy viết những gì mình thật tự tin trả lời trơn tru nhé.

Một tip nho nhỏ: Deloitte rất mạnh về hoạt động Đoàn và công tác xã hội, nên nếu các bạn nổi bật ở mảng này, đừng ngại thể hiện mình nhé.

4. Vòng test như thế nào?
Vòng test Deloitte sẽ được thực hiện qua việc quét mã QR trên thiết bị cá nhân, vậy nên các bạn hãy chuẩn bị điện thoại được sạc đầy đủ và có phần mềm quét mã QR nhé (wifi có Deloitte lo).

Phần thi technique năm của mình gồm các câu trắc nghiệm, với thành phần là: kế > kiểm > thuế. Các câu hỏi sẽ tương đương với các môn Kế toán tài chính và Kiểm toán căn bản – tức F3 và F8 của ACCA. Highly recommend các bạn ôn theo revision kit của 2 môn F trên và ôn đầy đủ, không học tủ nha, không khó đâu, tất cả trong sách giáo khoa mà.

Phần writing (cũng trên điện thoại) sẽ là một bài luận ngắn, trong group đã có bài chia sẻ về viết luận với Big 4 rồi, các bạn chịu khó đọc lại nhé.

5. Vòng phỏng vấn có những gì?
Vòng này cũng tùy thuộc đôi chút vào sự “ăn ở” của các bạn, nhưng chỉ chút ít thôi nha. Về cơ bản, sẽ có cả câu hỏi chuyên môn và câu hỏi ứng xử.

Câu hỏi chuyên môn có thể là 1 case ngắn, hoặc như lần mình thi – là trình bày 1 chuẩn mực mà bạn nắm rõ nhất. Các bạn cũng có thể đút túi vài ba chuẩn mực (VAS hay IAS/IFRS đều được, mình recommend Doanh thu, Hàng tồn kho và Tài sản cố định vì chúng khá dễ học) để sẵn sàng trình bày với giám khảo nha, nhưng cũng đảm bảo nắm cơ bản được hầu hết các chuẩn mực nhé, vì nhỡ đâu câu hỏi là “Bạn hãy trình bày một chuẩn mực theo yêu cầu của tôi” thì sao.

Câu hỏi ứng xử rất đa dạng, trong đó có các case đạo đức nghề nghiệp. Deloitte đặt nặng các chuẩn mực đạo đức, do đó nếu gặp những case có hơi hướm “bẫy đạo đức”, hãy trả lời theo hướng: tỉnh táo, trung thực và tìm đến sự tư vấn tin cậy nha. Ví dụ với câu hỏi: bạn đi kiểm toán cho 1 công ty lớn, người nhà của bạn muốn biết mức lương ở công ty đó trong khi bạn đang nắm thông tin này, bạn sẽ làm gì? Và câu trả lời đương nhiên sẽ là luôn giữ bí mật nhé.

Nhìn chung, phỏng vấn cá nhân ở Deloitte khá thoải mái, như một buổi sharing trải nghiệm thôi, nên hãy trả lời thật tự tin, dứt khoát và cởi mở với interviewer nhé.

6. Pass thì làm gì?
Đương nhiên là làm…job!

Như các auditor chuyên nghiệp, các bạn intern sau khi pass sẽ trải qua 1 đến 2 tuần training khá kỹ lưỡng, sau đó cùng sống mái và “khô máu” với mùa bận sắp tới. Các bạn sẽ join các audit team và được các anh chị Senior, Associate guide công việc để sớm “đi job” như các anh chị, đồng thời hỗ trợ team những công việc admin. Mùa intern êm đềm hay bão tố phần lớn từ thái độ học hỏi và làm việc của chúng ta đó.

Mấy dòng sharing hi vọng có thể giúp ích ít nhiều cho các bạn. Nhớ ôn tập đầy đủ và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể tự tin nói “Let me in” với nhà tuyển dụng nhé.
Cheers,
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn!

_________________
Nếu bạn quan tâm tới các chương trình tuyển dụng Big4 Kiểm toán nhưng bạn chưa hiểu rõ về môi trường làm việc, lộ trình ôn thi hoặc đơn giản là muốn lắng nghe những chia sẻ từ các mentor đang trực tiếp làm việc tại đây. Vậy thì hãy tham gia chương trình BIG4 MENTORING ngay bây giờ!
Chương trình có sự tham gia của: 100% các Mentor đến từ 4 tập đoàn Kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, EY, Deloitte, KPMG.
Đăng ký ngay để kết nối với Mentor nhé!

Các bài viết liên quan

LÀM VIỆC TẠI ERNST & YOUNG (EY) - BIG4 KIỂM TOÁN LÀ TRẢI NGHIỆM NHƯ THẾ NÀO?

THI TUYỂN THỰC TẬP SINH (INTERN) TẠI DELOITTE VÀ PWC - LIỆU CÓ KHÓ?

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN SỨC HÚT CỦA PWC - BIG4 KIỂM TOÁN?

TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC TẠI DELOITTE

TRẢI NGHIỆM MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC PwC

KHO TÀI LIỆU MIỄN PHÍ DÀNH CHO CÁC BẠN TỰ ÔN THI INTERNSHIP BIG 4 TẠI NHÀ

BIG4 KIỂM TOÁN - NGOÀI CÁI TÊN, BẠN CÒN BIẾT GÌ VỀ CÁC TẬP ĐOÀN NÀY?

BẮT ĐẦU TỪ THỰC TẬP SINH (INTERN), CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA BẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO TRONG BIG4 KIỂM TOÁN?

Các mentor có thể bạn quan tâm

Bài viết khác của Mentori Vietnam

Khoá học Python for Data Science

Mentori Vietnam

21-01-2024

fMENTORING - CONNECTING FTU-ERS

Mentori Vietnam

05-04-2023

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết