TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH MBTI GIÚP BẠN KHÁM PHÁ CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Khám phá, tìm ra thế mạnh, điểm yếu của bản thân luôn là bài toán "nan giải" đối với không ít người. Chúng ta thường tìm tới những bài trắc nghiệm tính cách để tự khai phá bản thân - trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách mà MBTI giúp chúng ta thấu hiểu hơn về chính mình thế nào nhé!

Chào mọi người,
Mình là Thảo, tốt nghiệp ngành Nhân Sự, UEH. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm đi làm tại mảng HR, đặc biệt về Talent Acquisition và Employer Branding, trong đó có 4 năm tại tập đoàn đa quốc gia, 2 năm làm tại vị trí Talent Acquisition Manager. Hiện tại, Thảo đang mong muốn phát triển để trở thành 1 Content Creator, muốn chia sẻ về các hành trình, trải nghiệm, những kiến thức và cuộc sống xung quanh, đặc biệt trên Youtube Keyskynguyen.

Các bạn có thể kết nối với mình tại đây nhé!

Mình có đọc được nhiều câu hỏi trong group về việc hiểu hơn bản thân, chọn ngành học nên hôm nay mình chia sẻ 1 bài viết từ quan điểm cá nhân trong việc tìm hiểu về MBTI có thể giúp bạn tham khảo để hiểu hơn về mình và người xung quanh.

Mình cũng như nhiều bạn, đã từng ngồi trên 1 chiếc xe buýt ở Sài Gòn, mắt ướt nhoè vì khóc, lúc đó mình muốn hiểu con đường, ngành mình đi đúng không, phân vân, cũng từng áp lực muốn hiểu chính mình nhiều hơn...

Mình đã từng tự đặt câu hỏi cho chính mình:
Mình là người có tính cách như thế nào?
Mình phù hợp với công việc như thế nào?
Liệu chuyên ngành mình chọn có thật sự là 1 quyết định đúng đắn không?

Càng lớn, mình tin rằng sẽ càng xuất hiện nhiều câu hỏi và cần 1 ít nhất 1 câu trả lời từ bản thân của mỗi người, để hiểu bản thân của mình hơn trong 1 thế giới sôi động với nhiều tính cách, mối quan hệ khác nhau. Việc đặt những câu hỏi trên, là hoàn toàn bình thường. Đừng nghĩ mình là người có vấn đề.

Không phải chỉ năm 17, 18 tuổi khi đi thi đại học mới tự hỏi: Mình là ai? Mình thích gì? Mình là người như thế nào? Giá trị cốt lỗi của mình là gì?
Mà những câu hỏi này vẫn được đặt ra, ngay cả khi nghĩ đã lớn lên, đã trưởng thành, ngay cả khi nghĩ là mình đã có 1 sự nghiệp ổn định, yên tâm và an toàn. Ngay cả khi mình thích công việc của mình.

Mình luôn cho rằng: Hiểu, dũng cảm hiểu và làm vì mình, là cả 1 hành trình dài thật dài. Có những người có thể MAY MẮN sinh ra biết mình muốn gì nhưng nếu bạn chưa biết mình muốn gì thì hãy quý giá các trải nghiệm và con đường đi tìm câu trả lời của chính mình, thiệt nó đầy màu sắc và đáng nhớ . LÀM và NGHIỆM LẠI.

Hiểu mình, hiểu người sẽ không những như ông bà ta nói: “trăm trận trăm thắng” mà càng giúp mình tìm thấy phao cứu sinh cho chính mình trong những thời điểm tiêu cực của cuộc sống và đừng nghĩ mình có thể hiểu bản thân chỉ qua 1 bài đọc này của mình, 1 video hay 1 bài test và NGỒI IM VẪN HIỂU BẢN THÂN.
MÀ CÁI NÀY LÀ 1 HÀNH TRÌNH DÀI, NHIỀU TRẢI NGHIỆM, NHIỀU CÁCH, NHIỀU BÀI HỌC..
Trong đó có việc áp dụng và tham khảo khoa học !!!

Bài test đầu tiên mình muốn chia sẻ mang tên MBTI, MBTI viết tắt của: Myers-Briggs Type Indicator, là bài test được công nhận về mặt khoa học. Bạn có thể truy cập vào link bên dưới bài viết này để có thể thực hiện bài test. Sau khi trả lời các câu hỏi, bài test sẽ phân tích và gửi kết quả đến bạn ( qua email nếu bạn yêu cầu) hoặc bạn có thể đọc và tham khảo trực tiếp kết quả trên website.

MBTI sẽ gồm có 4 cặp tương đương với 4 câu hỏi chính cần mỗi người trả lời thành thật với chính mình, bao gồm các cặp như sau:

Cặp 1: Extraversion and Introversion/ E and I
Mình muốn giữ nguyên tiếng Anh của các cặp trên thay vì dịch ra tiếng Việt nếu được, vì mình không chắc mình dịch ra có chính xác như nguyên văn :))
Mỗi người trong chúng ta sẽ có cả E và I, mn thường dùng là hướng ngoại và hướng nội,

Có 2 điểm mình thường thấy mọi người thường hiểu nhầm về người hướng nội và hướng ngoại:
Người hướng ngoại là người giỏi giao tiếp, người hướng nội là người không giỏi giao tiếp, không thích nói nhiều.
Người hướng nội không có khả năng ngoại giao, thường ù lỳ, người hướng ngoại thì nhanh nhẹn hơn, làm gì cũng nhanh lẹ.

Thật ra mỗi người chúng ta đều có cả hai, hướng nội và hướng ngoại, chỉ là xu hướng nào nhiều hơn trong tính cách mỗi con người.

Câu trả lời của bạn cho câu hỏi: Where do you pay attention to and get your energy? cùng với các tình huống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng hướng nội hay hướng ngoại của bản thân.
Mình ví dụ: Mình là người hướng ngoại, mình sẽ “pay attention” to people, events. Mình có năng lượng thông qua những cuộc nói chuyện, những người mình tiếp xúc.
Mình có nhiều mối quan hệ và hiếm khi thấy mệt khi nói quá nhiều hoặc khi nói quá nhiều mình thấy mệt trong thời gian đó nhưng nếu hỏi mình có muốn tiếp tục làm công việc nói chuyện với nhiều người, có nhiều cuộc hội thoại thì mình vẫn chắc chắn mình muốn điều đó.

Tuy vậy, mình vẫn cần thời gian riêng cho bản thân mình như những người hướng nội, mình cần thời gian cho bản thân mình để làm việc mình thích, để hiểu về bản thân mình, thỉnh thoảng nghe những bài nhạc yêu thích, xem phim mình muốn, đi dạo và theo đuổi những ý tưởng mình có trong suy nghĩ của mình. Mình lúc đó như 1 người hướng nội.

Vậy: Mỗi người đều có cả 2 E và I, nhưng sẽ thiên hướng về 1 phía nhiều hơn.
Trả lời được cặp đầu tiên này sẽ giúp mình, bạn hiểu rõ hơn về bản thân, về cả những người xung quanh và có cách tiếp cận tốt nhất cho chính mình trong công việc, các hội nghị, các cuộc thoại, cách để tìm lại năng lượng cho chính mình.

Mình ví dụ áp dụng điều này vào cuộc sống của mình:
Một tháng rồi mình ở Mỹ, vì chưa phải là fully vaccinated nên mình chỉ tiếp xúc với bạn mình. Nhưng bạn mình cũng có công việc ( wfh) nên 2 tuần đầu tiên mình bị down mood. Mình tự đặt những câu hỏi vì sao? Một lý do trong đó mình thấy rất đúng rằng mình rất thích những “cuộc đối thoại”, tương tác với mọi người nhưng 2 tuần đó mình bị thiếu mất điều này, năng lượng mình mất đi, mình không tạo, tái sinh được năng lượng của mình. Sau khi nghiệm lại được điều này, tuần vừa rồi, mình tạo cơ hội để bản thân nói nhiều hơn, có nhiều cuộc hội thoại bằng việc lập podcast chia sẻ, quay Vlog. Mình giờ ổn và vui hơn, có nhiều năng lượng để làm những điều mình thích.

Cặp 2: Sensing and Intuition/ S and N
Để hiểu rõ cặp thứ 2 này, bạn sẽ trả lời câu hỏi: How you process the information that you receive?
Khi bạn nhận thông tin, người có xu hướng S, sẽ đón nhận thông tin, tập trung vào sự kiện, số liệu, facts sử dụng 5 giác quan của mình gồm: nghe, nhìn, chạm, nếm, ngửi. Việc ghi nhớ số liệu chi tiết và các facts rất quan trọng với bạn.

Người có xu hướng N thì lại thiên hướng đón nhận các thông tin bằng cách tìm kiếm những ý nghĩa của sự kiện diễn ra, nhớ các sự kiện thông tin qua các ấn tượng đầu tiên hơn là các con số chi tiết, facts của thông tin.
Mình ví dụ:
Mình thuộc xu hướng N, khi mình đón nhận 1 thông tin hoặc có 1 sự kiện, mình sẽ thấy dễ ghi nhớ sự kiện đó bằng ý nghĩa của sự kiện hoặc ấn tượng về người mình đã gặp, sự kiện xảy ra mang đến mình cảm xúc gì hơn là nhớ chính xác số liệu về ngày xảy ra sự kiện, số chi tiết, các facts.
Tuy nhiên, chúng ta đều có cả N và S, chỉ là mỗi người thiên về xu hướng nào nhiều hơn thôi. Trong những điều kiện, công việc đòi hỏi mình nhớ số, sự kiện thì mình vẫn có thể tiếp nhận các thông tin đó rất nhanh chóng.

Cặp 3: Thinking and Feeling/ T and F
Bạn sẽ trả lời câu hỏi: Describes how you like to make decisions?

Nếu bạn có xu hướng T, bạn sẽ phân tích và quan tâm chi tiết về những điểm lợi, hại của tình huống, các số liệu liên quan hơn là những yếu tố liên quan đến sự mong chờ của người khác hay chính bản thân mình ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Nếu bạn có xu hướng ra quyết định bằng F, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn về những mong chờ, những giá trị của chính mình, con người liên quan đến sự việc cần ra quyết định nhiều hơn.
2 điểm ở trên sẽ không đồng nghĩa/đánh đồng với việc người ra quyết định có xu hướng Thinking sẽ thông minh hơn người ra quyết định xu hướng Feeling hoặc người ra quyết định xu hướng Feeling liên quan về mặt cảm xúc hơn so với người ra quyết định mang xu hướng Thinking.

  • I look for logical explanations or solutions to most everything.
  • I make decisions with my head and want to be fair.
  • I believe telling the truth is more important than being tactful.

Phân tích chi tiết hơn về việc ra quyết định của người có xu hướng T như trên.

  • I make decisions with my heart and want to be compassionate.
  • I believe being tactful is more important than telling the “cold”

Phân tích chi tiết hơn về việc ra quyết định của người có xu hướng F như trên.

Cặp 4: Judging and Perceiving/ J and P
Cặp này sẽ thiên hướng về việc mỗi người trả lời: Thiên hướng mọi người thường quan sát hành vi của bạn đối với thế giới bên ngoài như thế nào?

Bạn thích một lối sống, sinh hoạt có cấu trúc, có plan và mọi thứ có thể kiểm soát. Bạn thường có 1 to do list, thường chạy deadline trước khi deadline dí mình, muốn mọi thứ được hoàn thành trước khi quá rush (Judging)
hay bạn có xu hướng open cho những điều mới mẻ, mọi thứ linh hoạt và thích ứng với những điều mới mẻ ấy. Plan ít nhất có thể và thích mọi thứ linh hoạt dù là những luật của công ty hay chính bạn. Bạn muốn hiểu và thích nghi với thế giới, tình huống phát sinh hơn là “sắp xếp” nó. Mọi người sẽ thấy bạn là 1 người open cho những trải nghiệm, thông tin mới 1 cách dễ dàng (Perceving)

Nhưng bạn nên nhớ rằng, đây là cặp cho bạn thấy cách bạn tương tác với thế giới bên ngoài. Có những người tương tác với thế giới bên ngoài theo kiểu thiên hướng Judging nhưng khi ở một mình, người này vẫn tương tác theo xu hướng Perceving hoặc ngược lại. Điều này hoàn toàn bình thường, giống như các cặp mình đã đề cập bên trên.

Áp dụng điều này trong cuộc sống:
Nếu bạn hiểu sếp mình, đồng nghiệp làm chung là người có thiên hướng Judging ( có cấu trúc, có plan..) còn bạn thiên hướng Perceving (linh hoạt) thì bạn sẽ thấy thường không có hợp nhau nhưng nếu bạn đã tìm hiểu về MBTI và áp dụng vào cuộc sống thì có những cách sau:
– Thường xuyên cung cấp những up to date về tình hình của dự án cho sếp, đồng nghiệp những người có xu hướng J, hạn chế gần phút cuối mới cung cấp, dù chuyện thông tin cung cấp không gây ảnh hưởng gì
– Người có xu hướng P sẽ thích 1 khoảng không gian để tiếp thu những thông tin trước khi ra quyết định, càng nhiều càng tốt và những điều mới, tình huống phát sinh sẽ không làm khó họ, ngay cả khi là gần deadline. Những bạn này sẽ có xu hướng làm tốt các công việc liên quan đến sáng tạo, tự lập…

Từ 4 cặp này, sẽ có 16 tính cách tổng thể theo bài nghiên cứu: 
https://practicalpie.com/myers-briggs-type-indicator/

NHƯNG
Dù bạn là người như thế nào, có xu hướng ra sao thì hãy tự hào là chính bản thân bạn. Bài test chỉ là 1 phần tham khảo và hành trình hiểu mình, nỗ lực tốt hơn là 1 hành trình lâu dài.
Bạn học hỏi, tìm hiểu bản thân để tốt hơn mỗi ngày, để sử dụng những kiến thức này vào cuộc sống. Mình luôn tin mỗi người chúng ta là một cá thể khác nhau, không ai giống ai, ai cũng có điểm mạnh, điểm cần cải thiện riêng và tính cách của mỗi người sẽ có thể thay đổi theo những trải nghiệm theo thời gian, những biến cố, những con người mình biết, gặp hay những câu chuyện được nghe, quyển sách được đọc. Mình tin rằng xuyên suốt cuộc đời mình sẽ có những thay đổi về mặt tính cách nhưng hầu như những sự thay đổi này theo thời gian sẽ tốt hơn, củng cố cho những giá trị cốt lõi của 1 cá nhân.

“Personality tends to get “better” over time. Psychologists call it “the maturity principle.” People become more extraverted, emotionally stable, agreeable and conscientious as they grow older. Over the long haul, these changes are often pronounced.”

Link để bạn đọc thêm liệu con người có thay đổi: How Personality Traits May Change Over Time

Một trong 2 bài test được công nhận về mặt khoa học:
Link tìm hiểu về 2 bài test:
– MBTI: https://www.myersbriggs.org/my-mbti.../mbti-basics/
– Big5: https://bigfive-test.com/

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây.
Mong bạn sẽ hiểu hơn về MBTI và chính mình qua chia sẻ của mình.
Nếu có bất kì góp ý có thể cho mình biết, mình là 1 người mê tâm lý học nhưng không phải chuyên gia về lĩnh vực này, chia sẻ đến từ cá nhân. Có tham khảo, tìm hiểu qua nguồn chính thống của MBTI và viết dựa trên trải nghiệm, con đường hiểu mình.
Cảm ơn và chúc bạn giữ gìn sức khoẻ.

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Một số bài viết khác của chị Nguyễn Hà Thảo

DEAL LƯƠNG KHI PHỎNG VẤN - KHÔNG PHẢI 1 BƯỚC MÀ LÀ 1 HÀNH TRÌNH!

CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN - ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

Các bài viết khác liên quan

7 BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH GIÚP BẠN KHAI PHÁ THÊM VỀ BẢN THÂN MÌNH

TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÔNG VIỆC YÊU THÍCH CỦA MÌNH, HÃY THỬ TỰ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU NHÉ!

CHƯA RÕ VỀ NGÀNH, VỀ NGHỀ HỌC QUA ĐÂU LÀ NHANH NHẤT?

EVERYONE HAS THEIR OWN TALENTS

TRONG CUỘC SỐNG, AI CŨNG CÓ MỘT "MÀU" RIÊNG

LẠC LỐI GIỮA NHỮNG LỰA CHỌN, LÀM SAO TÌM ĐƯỢC LỐI RA?

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Ngọc Hà
Ngọc Hà

2021-12-29 17:07:38

Chia sẻ siêu hữu ích, cảm ơn chị nhiều ạa