TỐT NGHIỆP BẰNG XUẤT SẮC TẠI FTU - DỄ HAY RẤT DỄ?

"Chị chưa bao giờ nghĩ rằng Đại học sẽ là khoảng thời gian dành cho học hành, nhưng điều đó không có nghĩa kết quả học tập của chị được phép thấp hơn khả năng mà bản thân có thể làm được.
Và chị nhận ra thêm một điều: Nếu sở hữu Bằng Xuất sắc nhưng không biết cách dùng nó, hoặc rất giỏi các môn chuyên ngành được học nhưng không biết cách áp dụng vào thị trường lao động, tất cả cũng chỉ là con số 0."

Hi các em,

Chị là Minh Phương K55 KTĐN. Nhân dịp các em K56 có kỳ tốt nghiệp online hôm qua, bài viết này chị mong muốn chia sẻ tới các em việc chị đã đạt Bằng Xuất sắc tại FTU một cách đỡ tốn công nhất như thế nào. Nếu có điều gì cần giải đáp, các em có thể kết nối với chị tại đây nhé!

Mình vào đề luôn nha.

BƯỚC 1: CHỊ CHƯA BAO GIỜ NGHĨ RẰNG ĐẠI HỌC SẼ LÀ KHOẢNG THỜI GIAN DÀNH CHO VIỆC HỌC TRÊN LỚP.

Sau khi dành 12 năm chỉ dùi mài kinh sử, trong 4 năm ở Ngoại Thương, vì tâm lý "chơi bù", chị đã không tiếc lấy một khoảng thời gian nào để đầu tư cho các thú vui giải trí mà trước đây mình luôn muốn được làm (VD: đi xem phim trọn ngày, khám phá các địa điểm ăn uống mới lạ, đi họp CLB nhiều hơn đi học, đi du lịch, đi làm).

Song song với tất cả các hoạt động đó, cuối năm 4, chị vẫn có thể cầm tấm Bằng Tốt nghiệp Xuất sắc bước chân ra khỏi cổng trường một cách tự hào.

BƯỚC 2: CHẤP NHẬN 3 SỰ THẬT SAU ĐẰNG SAU TẤM BẰNG.

1. Em sẽ không thể có nhiều cuộc chơi như bạn bè

Mặc dù trước khi lên đại học, chị đã tự nhủ mình sẽ chơi hết mình. Thế nhưng, khi chị đi chơi trong tâm trạng mai là ngày thi cuối kỳ, thực tình mà nói, chị không thể thoải mái.

Một thực tế khác là tất cả mọi người đều chỉ có 24 tiếng/ngày. Nếu ai đó nói với em rằng họ vừa đạt điểm cao trong các kỳ thi và đồng thời vừa không bỏ lỡ bất cứ một cuộc vui nào thì chỉ có một trong 2 khả năng: (1) họ nói xạo hoặc (2) họ gian lận trong thi cử.

Muốn có đủ thời gian cho việc học, thực tế là, em sẽ cần hy sinh các giá trị thiếu quan trọng bằng khác.

2. Của học không bằng cách học

Đại học sẽ mang đến cho em một số môn khá khó hiểu, ví dụ như Toán Cao cấp, Kinh tế Lượng, vv. Mặc dù đã thật sự cố gắng dành hàng loạt buổi tối ra để nghiên cứu, chị vẫn không thể nào tự xử được những môn học đầy thách thức như thế này. Cách làm của chị khi đó là: bỏ tiền ra đi học thêm. Khi đi học thêm, chị sẽ cam kết dành ra tổng 6 tiếng cho một môn tại lớp học thêm đó, và sau đó sẽ hiểu được toàn bộ dạng bài và cách làm để làm được bài kiểm tra và chỉ dừng lại ở đó; nó giống như một hình thức học để thi, không phải học để hiểu.

Chị chưa bao giờ ủng hộ hình thức giáo dục học để thi, nhưng nếu 6 tiếng đó giúp chị tiết kiệm 60 tiếng khác để làm việc có giá trị hơn thay vì ép buộc bản thân ngồi nhìn đống bài toán trong vô vọng, vậy thì chị sẽ chọn bỏ tiền cho 6 tiếng đó.

Một cách học khác: Học thầy không tày học bạn. Chủ động lập các nhóm bạn học chung, cùng trao đổi kiến thức & giúp đỡ chéo nhau trong các môn học. Bằng cách này, em có thể tiếp thu kiến thức dưới góc nhìn của bạn đồng trang lứa, chắc chắn sẽ dễ hiểu hơn nghe lời giảng từ những thầy cô khác thế hệ với mình.

3. Chấp nhận rằng mình là người có bệnh thành tích

Từ khi truyền thông báo đài bắt đầu nói về bệnh thành tích, chị nhớ rằng cụm từ đó chưa bao giờ được coi là một cụm từ tích cực. Nhìn cách họ đặt từ “bệnh” lên trước nó là đủ hiểu.

Chị là người có bệnh thành tích. Nói cách khác, chị sẽ nhìn vào con số/số điểm để đánh giá bản thân mình.

Đức tính này đi theo chị cho đến cả khi chị đi làm và xuyên suốt sự nghiệp của mình, chị luôn rất tập trung vào con số và tin rằng kết quả là thước đo cuối cùng.

Niềm tin đó mặt khác khiến chị không hài lòng với bản thân khi con số đi liền với chị không được như chị kỳ vọng. Nó mang đến cho chị áp lực, đồng thời cho chị động lực để vươn lên trong mọi kỳ thi chị tham gia và mọi bảng xếp hạng chị có tên trên đó.

Chị chưa bao giờ nghĩ rằng Đại học sẽ là khoảng thời gian dành cho học hành, nhưng điều đó không có nghĩa kết quả học tập của chị được phép thấp hơn khả năng mà bản thân có thể làm được.
Và chị nhận ra thêm một điều: Nếu sở hữu Bằng Xuất sắc nhưng không biết cách dùng nó, hoặc rất giỏi các môn chuyên ngành được học nhưng không biết cách áp dụng vào thị trường lao động, tất cả cũng chỉ là con số 0.

Bằng Tốt nghiệp dù xếp hạng gì thì cuối cùng mọi thứ sẽ chỉ quy về em đang đóng góp được bao nhiêu giá trị cho xã hội và cống hiến được chừng nào chất xám cho sự phát triển cộng đồng.

Học có nhiều cách. Bên cạnh việc học trên lớp, chúng ta cũng có thể chủ động từ học & tự tìm hiểu kiến thức qua các kênh khác nhau; mục tiêu cuối cùng là làm giàu kiến thức & phát triển bản thân.

Mọi loại hào quang rồi cũng sẽ chỉ là hư vô. Giá trị và chất xám mới là thứ thực sự trường tồn.

Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người!

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

 

Các bài viết liên quan

TÔI ĐÃ VƯỢT QUA ÁP LỰC THÀNH TÍCH NHƯ THẾ NÀO?

LÀM SAO ĐỂ CÂN BẰNG VIỆC HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ?

CHUYỆN HỌC ĐẠI HỌC

ĐẠI HỌC ĐÃ DẠY MÌNH ĐIỀU GÌ?

PEER PRESSURE - ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?

SINH VIÊN NÊN LÀM Ở BIG CORP (CÁC CÔNG TY LỚN) HAY START-UP?

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết