NIELSEN CASE COMPETIOTION REVIEW

Bài viết này là chia sẻ trải nghiệm của mình khi tham gia thi NCC 2019 sau một thời gian đi làm tại Nielsen và có cơ hội nhìn lại lí do tại sao team mình không đi sâu hơn. Mong sẽ hữu ích với mọi người!

Hi mọi người, mình là Thanh. Năm ngoái mình có viết trên trang cá nhân để chia sẻ lại trải nghiệm mình đi thi NCC 2019 sau một thời gian đi làm tại Nielsen và có cơ hội nhìn lại lí do tại sao team tụi mình không đi sâu hơn. Năm nay các bạn Mentori có nhờ mình post lại bài này trước thềm vòng 2 NCC 2022, dù là có thể format thi đã thay đổi nhiều, nhưng mình & Mentori vẫn mong một vài bài học dưới đây vẫn sẽ áp dụng được phần nào với các bạn thi NCC năm nay nhé.

---

DISCLAIMER:

1. Bài viết này sẽ chủ yếu tập trung cho những bạn đã tìm hiểu trước và có ý định đi thi Nielsen.

2. Những chia sẻ của tớ có thể sẽ thay đổi so với năm nay

3. Bài viết mang quan điểm cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào. Ngoài ra, vì mỗi người là một cá thể riêng, bài học của tớ không áp dụng cho tất cả, các bạn hãy chỉ tham khảo chứ đừng rập khuôn nhé

4. Bài có xen lẫn cả tiếng Anh và tiếng Việt

BRIEF

Nielsen Case Competition (NCC) là cuộc thi phân tích, giải quyết tình huống kinh doanh thường niên đầu tiên dành cho các bạn sinh viên tại Việt Nam được công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu – Nielsen Việt Nam tổ chức (Nguồn: Website)

Cuộc thi này gồm 3 vòng chính:

Vòng 1 (Vòng sơ khảo) – Thí sinh nhận đề là một file raw data về một ngành hàng nhất định trong FMCG (tại HN, năm 2017 là Beer, 2018 là Milk, 2019 là Toothpaste) làm bài bằng Powerpoint & nộp bài dưới dạng PDF, sau 2 tuần sẽ nhận kết quả vào top 15. Đây là vòng cạnh tranh nhất vì loại nhiều nhất (từ 200 xuống còn 15 teams).

Vòng 2 (Vòng bán kết) – Sau khi được chọn vào top 15, các bạn sẽ được đi nghe training (có thể đến office hoặc như năm 2019 là training online). Ở vòng này các bạn chỉ có 24 tiếng để hoàn thành bài và thuyết trình luôn. Ở vòng này cũng hơi hên xui vì 15 đội sẽ được chia làm các bảng khác nhau nên nếu các bạn bị chia vào bảng có đối thủ mạnh thì hãy…vững tin lên nhé. Như năm ngoái thì tụi mình cùng bảng với 1 team lọt top 6, 1 team giải nhì. Sau khi thuyết trình thì tụi mình cũng vẫn cố nán lại thêm 1 lúc để nghe BTC công bố..top 6 (dù biết không có mình hihi).

Vòng 3 (Vòng chung kết) - Ở vòng này thì top 6 sẽ có chưa đến 24 tiếng để làm bài và sẽ bốc thăm ngay vào hôm sau để chọn thứ tự thuyết trình. Ở vòng này BGK sẽ có Managing Director, Director của phòng CI ở Nielsen và cả ở phía client.

NHỮNG LỖI MÀ CÁC BẠN CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI LÀM BÀI

1/ Đừng cố dành hết thời gian để analyse insights -> recommendation. Hãy làm điều ngược lại

Trong các cuộc thi case, quan điểm của mình là không có một cái giải pháp “đúng”, chỉ có giải pháp “thuyết phục” nhất mà thôi. Thêm nữa, bạn chỉ có 24 – 48 tiếng để đọc đề, phân tích rồi làm slide, tập thuyết trình. Vì thế hãy be hypothesis-driven, tức là dành cỡ khoảng 10% thời gian để skim through data và đưa ra hypothesis, sau đó hãy tìm những data support có lợi và thuyết phục nhất cho hypothesis đó. Nếu khi nhận đề, team cố gắng analyse hết insight thì thứ nhất là rất tốn thời gian, thứ hai là sẽ gặp vấn đề ở mục thứ 2 kia (sau khi analyse xong có quá nhiều insight để put together).

Tuy nhiên, cách approach này cũng có mặt hại là nếu sau đó data chứng minh điều ngược lại với hypothesis thì bạn sẽ mất công phải chỉnh sửa, vậy nên hãy chọn cách approach phù hợp nhất với mình nhé.

2/ Không phải chỉ là câu chuyện về việc mỗi slide có 1 insight hay, mà tất cả các insight đó có liên kết thành 1 câu chuyện hay không

Thời kì đi làm trainee ở Nielsen, tớ hay bị mentor nhắc về câu chuyện về Story fragmentation – tức là các insight thì đúng nhưng rời rạc, chẳng tạo thành một câu chuyện. Ví dụ nhé, 1 client tên Goodboy ra đề là: How to win over rising copycat brands in Vietnam thì sẽ không thuyết phục nếu tớ đi theo Flow là:

  • Goodboy is losing share to many small copycat brands (What problem?)
  • Our brand suffers the most in SCC and MKD Rural (Where does this happen?)
  • Badboy (tên copycat brand) is becoming a nationwide redoubtable opponent, occupying 5% market share by gaining consumer support (Who did you lose share from?)
  • Coolboy (tên copycat brand) also worths being noticed by positioning as the top 2nd player (Who did you lose share from?)

Nếu tớ làm Flow như trên, khi nói xong point thứ 2 về SCC and MKD Rural, chắc chắn client sẽ hỏi đến việc trong region đó ai là competitor đã gain share từ mình, và competitor đó gain share từ gì (distribution, purchase, stock, bla bla,..) chứ không phải đang zoom in xuống region rồi lại nói về nationwide competitor. Flow như vậy thì là bị gẫy

Mặt khác, các bạn hãy thử tưởng tượng mình là client, ngồi nghe đến 20 slides với vài chục cái insight chẳng liên quan đến nhau, nếu còn không có Summarization slide nữa thì làm sao mà nhớ được đúng không? Vì vậy bài học của tớ là khi các cậu tìm ra insight hay rồi thì đừng nhảy vào tìm data support hay visualise vội, hãy ghép các insight đó xem đã liên kết thành 1 story hay chưa và có gap nào ở đây không nhé. Luôn cố gắng drill down, zoom in như hình cái phễu rồi hãy move sang scope khác.

3/ Tiêu đề của slide không nên chỉ là 1 block mà nên là 1 key action. Viết xong tiêu đề của slide hãy tự hỏi: What does this mean for client?

Năm tớ thi đề của tụi tớ là:

“”Lion Corporation is a Japanese company with a vision to help making everyday healthy and comfortable for everyone. Lion decided to enter Vietnam and choose Toothpaste as the 1st category to launch. Design a 4P plan for Lion’s penetration strategy”

Khi làm bài chúng tớ có những slide heading tương tự như sau:

“WHILE BEING ON TOP OF CONSUMER NEEDS, “WHITENING” PROPOSITION IS LEFT UNEXPLOITED.”

Nếu viết heading như trên, client đọc xong chắc chắn sẽ hỏi “So what”?. Vậy client sẽ thích cái heading như sau hơn: “WHITENING IS THE BENEFITS CUSTOMERS ARE SEEKING FOR/ WHITENING IS THE BEST FIT FOR LION”. Rồi bên dưới có thể dùng data về consumer, competition để support thêm sau.

4/ Đừng cố tập trung kể một câu chuyện hay mà lạc đề

Lại là đề về Lion như bên trên, câu hỏi chính của đề bài là 4P plan when launching Toothpaste thì bọn tớ lại dành thời gian để kể một câu chuyện thật hay về… how potential Toothpase category is. Cái client cần lúc đó là How to launch chứ không còn là Why/ Where we should launch nữa rồi. Ngoài ra, team tớ thiếu hẳn 1 P – Promotion (Positioning, Promotion Plan) luôn.

5/ Phân tích một đằng, recommend một nẻo

Đây có thể là phân tích ý A mà lại recommend ý B. Hoặc phân tích rất nhiều nhưng ít /chẳng recommend gì cả. Để giúp BGK thấy được sự thống nhất giữa analysis – recommendation thì các bạn hãy show nó ở Executive Summary, một slide ở sau phần phân tích để tóm tắt lại Key problem – Key strategies cũng như triển khai một cái SMART solution từ đó. Cũng là ví dụ từ team tớ thì phân tích về Consumer xong rồi chẳng thấy Promotion plan ở đâu cả, vui cực?

6/ Data được presented một cách quá phức tạp, nhìn mãi không hiểu gì

Khi đi chấm bài thường BGK mới đọc bài của các bạn, người ta sẽ chỉ có 30s để skim through mỗi slide xem slide muốn nói gì, data có clear, simple với relevant với point của bạn không. Vì thế đừng nghĩ role làm slide là không quan trọng. Hãy chuẩn bị cách làm slide theo phong cách Nielsen bằng cách xem từ các report của Nielsen, hoặc xem các bài làm cũ đoạt giải từ các mùa NCC trước, rồi visualise thử với các loại data xem mình thực sự tốc độ và khả năng của mình đến đâu và học cách cải thiện nó.

7/ Một số điều nên nhớ khi làm slide

- Hãy dùng ít màu nhất có thể, và follow code màu của Nielsen nhé.

- Slide nào cũng cần có source đầy đủ, chart phải có legend, label, unit; với line charts thì label nên cùng màu với (brands, manu) đó

- Màu của brands, manu nên consistent trong cả deck

- Data về market share thì chỉ cần 1 decimal; về Share of trade, growth, sales value, sales, volume, distribution.. không cần decimal

KẾT BÀI

Với việc đi thi Nielsen, tớ nghĩ một trong những điều quan trọng nhất là work ethics. Chăm chỉ luyện tập, research tìm hiểu về ngành, có kỉ luật để vượt qua những ngày chỉ được ngủ 2-3 tiếng để đi thi là đã được 50% thành công rồi.

Hãy nghĩ là cuộc thi có ý nghĩa nhiều hơn là một suất traineeship hay vài triệu tiền mặt, chắc chắn nếu các bạn cố gắng, các bạn sẽ được nhận về nhiều hơn nữa đó hihi :))

Chúc các bạn một mùa NCC thành công!

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Lại Tuấn Khang
Lại Tuấn Khang

2022-02-05 12:48:25

Bài viết rất insightful cho các cuộc thi Business Case luôn ạ ^^